Uncategorized

Viêm Da Cơ Địa – Những điều chưa biết ?

Tuy là bệnh gặp ở nhiều người, nhưng những kiến thức về viêm da cơ địa lại khá ít ỏi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác và toàn diện nhất về bệnh viêm da cơ địa.

Blogchamsocda xin chia sẻ vài thông tin về bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là tình trạng tổn thương bề mặt da gây bong tróc, ngứa ngáy, sưng đỏ, khô và nứt da. Bệnh có thể gặp ở người lớn và trẻ nhỏ, nam hoặc nữ. Đặc biệt khi bị ngứa, nếu người bệnh gãi nhiều, tình trạng sẽ càng nặng hơn, thậm chí có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng.

Viêm da cơ địa là bệnh lý không lấy lan nhưng lại có tính di truyền. Một số nghiên cứu cho thấy, những người có cha mẹ, ông bà từng mắc viêm da cơ địa sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.

Những dấu hiệu của viêm da cơ địa

Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh lý viêm da cơ địa nhưng hay găp nhất là vùng lòng bàn tay, bàn chân , nơi có nhiều nếp gấp da như khuỷu tay, khoeo chân… Các triệu chứng sẽ rầm rộ theo từng đợt rồi từ từ thuyên giảm và lặp lại sau một thời gian hoặc phụ thuộc vào thời tiết. Chính điều này khiến bện gây ra những phiền phức, khó chịu cho người bệnh.

Viêm da cơ địa sẽ tiến triển thành từng đợt cấp tính, lúc này vùng da sẽ mẩn đỏ và ngứa. Việc ngứa ngáy khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là vào ban đêm gây mất ngủ. Khi các triệu chứng thuyên giảm, vùng da đó sẽ chuyển màu sang nâu, xám hoặc để lại mảng dày da do chà xát nhiều.

Đáng chú ý, ngứa ngáy khó chịu thường khiến người bệnh gãi nhiều hơn. Điều này sẽ khiến vùng da đó bị trầy xước và dễ nhiễm trùng, tổn thương sưng viêm, tiết mủ đục và có mùi hôi. Triệu chứng ngứa mạn tính kết hợp chà xát lâu ngày da sẽ dày lên.

Bên cạnh đó, một đặc điểm dễ thấy ở người bị viêm da cơ địa là da thường bị khô và nứt nẻ, bong tróc.

Viêm da cơ địa do đâu ?

Hiện nay, nguyên nhân gây viêm da cơ địa chưa được biết rõ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra viêm da cơ  địa là bệnh dị ứng, có tính duy truyền. Bệnh có thể khới phát từ tuổi sơ sinh hoặc gặp ở những người có bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…

Một số yếu tố tác động thúc đẩy sự tiến triển của bệnh viêm da cơ địa bao gồm :

  • Tắm nước nóng hoặc tắm quá lâu
  • Thay đổi xà phòng hoặc sữa tắm
  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi
  • Bài tiết nhiều mồ hôi
  • Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp
  • Da dị ứng với các loại lông có trên quần áo như lông cừu, lông nhân tạo, len dạ…
  • Dị ứng thức ăn

Viêm da cơ địa nguy hiểm thế nào?

Ở thể nhẹ, viêm da cơ địa không gây ra những biến chứng nguy hiểm với người bệnh. Tuy nhiên, những triệu chứng ngứa ngáy, da bị bong tróc, nứt nẻ, thô ráp  khiến người bệnh rất khó chịu.

Một điều đáng lưu tâm nữa nếu gãi nhiều lên vùng da ngứa có thể dẫn đến nhiễm trùng.  Đặc biệt với trường hợp bị bội nhiễm có thêm virus gây hội chứng Kaposi –juiusberg hay eczema herpeticum sẽ khá nguy hiểm. Lúc này người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng,…

Không dừng lại, viêm da cơ địa là bệnh mạn tính không thể chữa khỏi nên nếu điều trị sai, lạm dụng nhiều thuốc bôi hoặc uống có chứa corticoid sẽ có nguy cơ gặp tác dụng phụ đỏ da toàn thân. Đôi khi còn đi kèm với các đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên,….

Nếu viêm da cơ địa ở vùng quanh mắt không chỉ khiến người bệnh không chỉ khó chịu, ngứa ngáy mà còn làm mất thẩm mĩ cho cả khuôn mặt. Đồng thời người bệnh cũng có nguy cơ gặp các biến chứng mắt như chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt, viêm kết mạc,…

Bạn phải làm sao khi bị viêm da cơ địa?

Khi bạn có những triệu chứng nghi ngờ viêm da cơ địa hãy đi khám chuyên khoa da liễu để xác định bệnh và loại trừ các chẩn đoán khác. Bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin về dấu hiệu, thời gian bị bao lâu và trả lời kỹ những câu hỏi được bác sĩ nêu ra.Từ đó, sẽ tìm ra được yếu tố tác động cao đến bệnh lý bạn mắc phải mà tìm cách khắc phục nhanh và hiệu quả nhất.

Chữa viêm da cơ địa như thế nào ?

Viêm da cơ địa là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, bạn chỉ có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh như :

– Kem dưỡng ẩm : Vì phần da bị viêm da cơ địa sẽ bong tróc, khô nứt nên người bệnh nên thường xuyên dữong ẩm  để làm mềm da, ngăn nứt da.

– Kem chống ngứa : triệu chứng ngứa ngáy làm người bệnh vô cùng khó chịu. Lúc này kem chống ngứa sẽ giúp giảm bớt những khó chịu, hạn chế việc người bệnh gãi làm toornt hương da.

– Kem kháng viêm : sẽ có tác dụng àm hạn chế phản ứng viêm tại chỗ quá mức, giúp triệu chứng thuyên giảm hơn, da bớt sưng đỏ, ngứa ngáy. Tuy nhiên người bệnh cũng nên lưu ý, không nên lạm  dụng kem kháng viêm khi đã bớt ngứa. Thay vào đó hãy tăng cường liệu pháp dưỡng ẩm làm mềm da.

– Kháng sinh ; Kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định khi người bệnh có hiện tượng nhiễm trùng da để ngăn ngừa các biến chứng xấu.

Chữa viêm da cơ địa bằng dược liệu

Lá đơn tướng quân

Theo y học cổ truyền, lá đơn tướng quân có tác dụng loại trừ độc tố, kháng viêm, thanh nhiệt, chống lại các phản ứng dị ứng… Do đó, nó có hiệu quả khá tốt trong điều trị mụn nhọt, viêm da cơ địa , mề đay mẩn ngứa…

Cách dùng như sau :

  • Trẻ em : 100 g lá đơn tướng quân rửa sạch, nấu với nước, để sôi 10 phút rồi để nguội để tắm, rửa vào vùng da bị viêm da cơ địa để làm sạch da.
  • Người lớn : Bên cạnh dùng lá đơn tường quân làm nước tắm rửa người bệnh nên kết hợp uống. Ngày uống khỏang 2 bát để giảm viêm bên trong cơ thể.

Cây lược vàng

Lược vàng được biết đến như thần dược bởi nhiều tác dụng chữa bệnh. Nhưng ít ai biết lược vàng còn có tác dụng điều trị viêm da cơ địa khá tốt.

Cách dùng :

  • Dùng tại chỗ : Lấy 1 hoặc 2 lá cây lược vàng đem rửa sạch , để ráo rồi giã nát đắp vào vùng da có biểu hiện của viêm da cơ địa. Để khoảng 20 phút thì bỏ ra rửa sạch, lau khô vùng da đó. Bạn nên kiên trì làm 2 lần 1 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
  • Dùng đường uống : Lấy 2-3 lá rửa sạch, giã nát và pha với một ít nước sôi vắt lấy nước uống. Bạn nên uống 3 lần/ ngày, sau ăn 30 phút.

Lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế hoặt động của vi khuẩn. Do đó có thể dùng lá trầu không để chữa viêm da cơ địa khá hiệu quả.

Cách dùng :

  • Lấy lá trầu không rửa sạch đem phơi khô rồi nấu lấy nước uống hàng ngày
  • Hoặc đun lá trầu không lấy nước tắm.

Trên đây là những gì bạn cần biết về viêm da cơ địa. Hãy bỏ túi để chăm sóc mình và người thân tốt hơn nhé.

Tham khảo nguồn wikiduoclieu: https://wikiduoclieu.org/suc-khoe/benh/viem-da-co-dia/

Rate this post

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *