Rạn da ở mông là những vệt lõm đậm màu xuất hiện do da bị căng dãn quá mức. Rạn da không gây hại cho sức khỏe nhưng rất mất thẩm mỹ. Vậy rạn da mông có chữa được không? Hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây rạn da ở mông
Da có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì, trung bì và hạ bì. Rạn da sẽ xảy ra ở lớp trung bì (lớp giữa) – nơi tập trung mô liên kết và hình thành độ đàn hồi cho da. Khi da tăng trưởng nhanh, các mô liên kết (sợi collagen và elastin) có thể bị kéo căng quá mức, kết quả là da mất đi tính đàn hồi và hình thành các vết rạn.
Rạn da không chừa bất kỳ ai. Tuy nhiên, những đối tượng sau có nguy cơ bị rạn da cao là:
Phụ nữ mang thai: Sự thay đổi đột ngột kích thước, tăng cân nhanh khiến cho kết cấu da bị phá vỡ, gây giãn da mông, đùi. Thông thường, các mẹ bầu thường bị rạn da vào tháng thứ 4 của thai kỳ nhưng cũng có người đến tháng 8, 9 mới bắt đầu xuất hiện hiện tượng trên.
Sự thay đổi đột ngột kích thước, tăng cân nhanh do mang thai khiến cho da vùng bụng, đùi, mông bị giãn.
Trẻ tăng trưởng nhanh: Hiện tượng này thường xảy ra ở đối tượng là thanh thiếu niên đang dậy thì. Lúc này, tốc độ phát triển của cơ thể nhanh hơn tốc độ đàn hồi của da. Điều này có thể gây nên hiện tượng rạn da.
Người dùng thuốc mỡ steroid tại chỗ hoặc corticosteroid đường uống liều cao: Những loại thuốc này có thể khiến cho lớp thượng bì của da bị mỏng đi, giảm tính đàn hồi của da, hình thành vết rạn da.
Người có tiền sử gia đình bị rạn da: Người có tiền sử gia đình bị rạn da có nguy cơ bị rạn da mông cao hơn đối tượng khác.
Người sử dụng thuốc ngăn chặn sự sản sinh collagen: sử dụng một số hóa chất hoặc thuốc ngăn cản quá trình sản sinh collagen tự nhiên, tăng nguy cơ hình thành vết rạn trên da.
Người bị tăng cân hay béo phì: Đây là nguyên nhân gây rạn da ở 10% người bị béo phì – Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng, nguyên Phó chủ tịch Hội Da liễu TP.HCM, Trưởng khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết.
Tham khảo:
5 cách làm mờ rạn da sau sinh hiệu quả dành cho các mẹ bị rạn
Một số phương pháp trị rạn lâu năm hiệu quả dành cho người rạn
1. Rạn da ở mông có trị được không?
Những vết rạn da không gây hại cho sức khỏe và thường sẽ không tự mờ đi dù trải qua một quãng thời gian dài. Rạn da làm cho tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng rất nhiều. Đặc biệt là vùng mông của phụ nữ, bỗng nhiên mất đi sự mịn màng, bóng khỏe chắc chắn sẽ khiến cho bạn mất đi sự tự tin.
Trong một vài trường hợp, rạn da xảy ra do tai nạn, có thể gây loét và rách diện rộng. Và nhiều bà mẹ sau khi mang thai, sinh đẻ cũng xuất hiện những vết rạn sẫm màu ở vùng mông mãi không khỏi. Đó là khi những phương pháp điều trị cần được áp dụng để trả lại sự mịn màng, đều màu, khỏe khoắn cho làn da vùng mông.
Có thể chữa khỏi rạn da ở mông nếu thực hiện các biện pháp điều trị từ sớm. Trong nhiều trường hợp khác, nếu vết rạn đã có lâu năm, có thể ứng dụng y học, công nghệ làm mờ vết rạn, cải thiện vẻ đẹp làn da.
Một số cách trị rạn da ở mông hiệu quả
Dùng kem bôi trị rạn da mông.
Các loại kem trị rạn da hiện nay có thành phần khá an toàn khi bào chủ yếu từ thảo dược và các loại tinh dầu.
Bôi kem vào vết rạn da hằng ngày có thể giúp bạn làm mờ một phần các vết rạn da ở mông.
Thời gian để thấy được hiệu quả sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của vết rạn. Thông thường, vết rạn màu đỏ sẽ cho kết quả nhanh hơn vết da màu trắng.
Kem trị rạn da có nhiều mức gia và chủng loại khác nhau, bạn có thể tham khảo bài viết này để tìm cho mình sản phẩm phù hợp nhất.
Tinh dầu tự nhiên giúp chữa trị rạn da ở vùng mông hiệu quả
1. Dầu dừa
Dầu dừa gồm những loại axit béo không bão hoá và có tỉ lệ glyceride cao, giúp giữ ẩm cho da cũng như giảm thiểu sự hình thành các nếp nhăn, rạn da. Dầu dừa có tác dụng kích thích da tự sản sinh những tế bào collagen để làm cho lành da nhanh hơn. Bạn chỉ bắt buộc massage tại vùng da bị rạn với dầu dừa 2-3 lần/ngày để giúp da sáng hơn, rạn mờ nhanh.
2. Dầu olive
Dầu olive bao gồm các mẫu este triglyceride của axit oleic cũng như axit palmitic, axit stearic. Những hợp chất có chứa dẫn xuất glyceroid rất hiệu quả trong việc chữa trị rạn da. Bên ngoài ra, dầu olive cũng khá giàu vitamin A, E cũng như D.
3. Dầu hoa oải hương
Dầu oải hương (dầu lavender) chứa những chất linlool và linalyl acetate giúp khiến sáng da và diệt khuẩn rất tốt. Do vậy, bạn có thể sử dụng dầu oải hương kết hợp với dầu hoa cúc cũng như dầu hạnh nhân để làm mờ một số vết rạn.
Như vậy vết rạn da ở mông không có hại cho sức khỏe, có thể chữa khỏi được nếu áp dụng đúng biện pháp điều trị cũng như có cách chăm sóc da tốt. Nếu như bạn có những vết rạn da lâu năm, thẫm màu, đã dùng thuốc bôi hay áp dụng các phương pháp dân gian mà không thuyên giảm, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn nhé!