Uncategorized

Bụng rạn khi mang thai có hết không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bụng rạn khi mang thai là vấn đề thường gặp, xảy ra ở hơn 70% mẹ bầu. Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này là do collagen và elastin bị phá hủy, dẫn đến tình trạng da kém đàn hồi và hình thành các vết rạn. Để cải thiện rạn da, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp an toàn như chăm sóc da đúng cách, thiết lập lối sống khoa học và áp dụng các mẹo tự nhiên.

Bụng rạn khi mang thai có hết không?

Cũng giống như sẹo, các vết rạn da sẽ mờ dần theo thời gian. Tuy nhiên chúng không thể biến mất hoàn toàn.

Mặc dù vậy, bà bầu cũng không nên quá lo lắng. Thực hiện sớm các biện pháp dưới đây có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn mới trên da và thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp các vết rạn xấu xí mờ nhanh hơn.

Tham khảo:

Rạn da mang thai có trị được không? Cách ngăn ngừa và điều trị

Tại sao phụ nữ mang thai bị rạn da? Cách phòng ngừa

Nguyên nhân bụng rạn khi mang thai.

Thay đổi về cân nặng.

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ thường có xu hướng tăng cân, nếu quá trình tăng cân diễn ra đều đặn và đúng mức thì sẽ ít có nguy cơ bị rạn da.

Trái lại, việc tăng cân tăng cân đột ngột và quá mức là dấu hiệu cho thấy khả năng rất cao những vết rạn da sẽ xuất hiện.

10 – 12 kg là số cân nặng lý tượng mà bạn có thể tăng lên trong quá trình mang thai (số cân nặng cần tăng sẽ có sự thay đổi theo cân nặng lúc bạn bắt đầu mang thai).

Cuối cùng, những người trước khi mang thai bị dư cân nặng có nguy bị rạn da cao hơn khi mang thai so với những người có cân nặng lý tưởng.

Thay đổi về hormone.

Dù không lớn nhưng sự thay đổi về hormone của cơ thể phụ nữ khi mang thai có liên quan đến những vết rạn da. Các hormone này mang nhiều hơn vào da khiến các liên kết của collagen bị ảnh hưởng. Hệ quả là da dễ bị rạn nứt hơn khi bị kéo căng.

Kích cỡ chu vi bụng bầu.

Có một điều rõ ràng là những người mang thai với 2 em bé trở lên hoặc có chu vi bụng lớn thì nguy cơ da bị rạn là rất cao.

Kích thước bụng lớn đồng nghĩa với lực kéo căng tác động lên da càng mạnh khiến các liên kết của lớp hạ bì dưới da bị phá vỡ.

Cách phòng ngừa bụng rạn khi mang thai

Nếu đã bị rồi thì rất khó có thể làm cho vết rạn biến mất, và bản thân có bị rạn bụng hay không bạn cũng không thể biết trước, vì vậy giải pháp duy nhất đó là PHÒNG NGỪA . Hãy chăm sóc cơ thể cẩn thận nhất trước đó, để tránh hình thành vết rạn. Bằng cách:

1. Massage bụng:

Massage từ bên ngoài giúp cho da thêm mềm mại, lại hiệu quả cho sự lưu thông và tuần hoàn máu. Tuy nhiên, massage lên bụng cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nên khi massage phải tránh massage mạnh, nên nhẹ nhàng như đang nâng niu, vuốt ve nhé.

Sản phẩm dùng để massage khi này là các loại kem hay essence chống rạn bụng dành riêng cho bà bầu.

Khi nào nên bắt đầu sử dụng các sản phẩm trên? Câu trả lời là sớm nhất có thể, khi biết mình mang thai.

2. Cung cấp những thành phần có lợi cho việc phòng ngừa rạn bụng:

Uống nhiều nước, cung cấp độ ẩm từ bên trong cơ thể. Khi thiếu nước, dễ dẫn đến khô da, làm hiện tượng nứt nẻ dễ xảy ra, và dễ hình thành rạn bụng hơn.

3. Đầu tư thời gian chăm sóc da nhé !

Dẫu có mua nhiều kem dưỡng da tốt đến mấy, mà không chăm sóc da đều đặn, thường xuyên thì cũng không có nhiều hiệu quả được. Vì vậy các mẹ hãy cố gắng tập cho mình thói quen chăm sóc da ít nhất vào mỗi buổi sáng và tối. Và tất nhiên, trong cả buổi ban ngày, cũng có những lúc mà da bỗng nhiên hanh khô (đặc biệt là khi mang thai da dẻ dễ trở nên bất thường và nhạy cảm), nên nếu có dấu hiệu đó hãy chú ý chăm sóc da nhiều hơn bình thường nhé.

Trên đây là những cách phòng chống bụng rạn khi mang thai đơn giản, dễ thực hiện. Hãy bắt đầu nên kế hoạch áp dụng ngay từ hôm nay để các vết rạn da không còn là nỗi ám ảnh của bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rate this post

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *