Uncategorized

Mẹo chống rạn nứt da khi mang thai hiệu quả các mẹ nên làm thử?

Rạn nứt da khi mang thai là một tình trạng phổ biến ở thai phụ, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da mà còn gây nên sự mặc cảm cho họ.  Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng tránh sớm vấn đề này sẽ giúp bạn hạn chế những vết rạn xuất hiện khi mang thai.

Vết rạn da là những vết nứt trên da, thường xuất hiện ở vùng bụng dưới vào chu kỳ cuối của thai kỳ, ngoài ra rạn da cũng có ở vùng đùi, mông và ngực. Về cơ bản, rạn da là kết quả của việc collagen và các lớp đàn hồi của lớp mô nằm dưới da bị phá vỡ. Các dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác nóng ran trên da, ngứa hoặc thậm chí có người cảm thấy như bị kim chích nhẹ.

Những người bị rạn da nhiều hơn là những người sở hữu là da có độ đàn hồi thấp hơn, đồng nghĩa với việc càng mang thai khi quá nhiều tuổi càng có nguy cơ bị rạn da cao, nhất là những người sinh con ở độ tuổi sau 35 tuổi. Ngoài ra, những người mang thai đôi hoặc thai ba sẽ dễ bị rạn da hơn bởi bụng họ sẽ to hơn, da phải giãn nhiều hơn.

Dù không gây ảnh hưởng nhiều về sức khỏe, không gây đau đớn nhưng rạn da khiến không ít bà mẹ cảm thấy rất tự ti với vẻ ngoài của mình và phải mất một khoảng thời gian khá dài để chữa lành những vết rạn này.

Tham khảo:

Bụng rạn khi mang thai có hết không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Rạn da mang thai có trị được không? Cách ngăn ngừa và điều trị

Mẹo chống rạn nứt da khi mang thai hiệu quả

1. Sử dụng dầu dừa

Trong dầu dừa chứa Vitamin E là một loại Vitamin có tác dụng dưỡng ẩm và chống oxy hoá mạnh mẽ làm tăng khả năng sản sinh collagen tự nhiên giúp liền sẹo và tốt cho da. Thoa dầu dừa đều đặn và massage nhẹ ở những vùng da bụng, đùi ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ, bà bầu sẽ giảm đáng kể những vết rạn da sau này. Ngoài ra, cũng có thể trị rạn nứt da sau sinh bằng cách kết hợp dầu dừa với cám gạo và mật ong.

2. Sử dụng dầu oliu

Dầu oliu chứa nhiều Vitamin A, D, E, K có tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn, tăng cường canxi, bảo vệ da dưới ánh nắng, khả năng tái tạo da mạnh mẽ. Sử dụng dầu oliu là cách trị rạn da lành tính được nhiều chị em tin tưởng sử dụng. Cách sử dụng tương tự như sử dụng dầu dừa.

3.Sử dụng nha đam

Nha đam chứa nhiều enzym, khoáng chất, vitamin và acid béo, không những ngăn ngừa vết rạn khi mang thai mà còn chữa lành nhanh các vết thương. 

Nha đam giúp phục hồi  tổn thương do rạn da khi mang thai gây ra

  • Cách 1: Lấy gel nha đam nguyên chất thoa trực tiếp lên khu vực da bị rạn, 2 lần/tuần
  • Cách 2: Trộn đều hỗn hợp 3 thìa gel nha đam, 3 thìa dầu ô liu rồi thoa lên da cho tới khi khô lại thì dùng nước ấm rửa sạch lại.

4.Sử dụng kem chống rạn da

Hiểu được thị hiếu của các bà bầu nên trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại kem chống rạn da được sản xuất dành riêng cho bà bầu nên khá an tâm. 

Cách phòng tránh rạn nứt da khi mang thai

Rạn, nứt da khi mang thai là một tình trạng phổ biến ở thai phụ. Tuy nhiên vẫn có nhiều cách giúp hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn. Bên cạnh đó, những cách dưới đây sẽ giúp việc làm mờ vết rạn da sau sinh đơn giản hơn.

  • Uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày
  • Tập thể dục mỗi ngày để duy trì sức khỏe, đồng thời kiểm soát tốt cân nặng
  • Bôi kem chống nắng đều đặn mỗi ngày
  • Bổ sung vitamin A, E, C, D và omega 3 có trong thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cam, quýt, cà rốt, … 
  • Tẩy tế bào chết cho da 2 lần/tuần

Trên đây là những cách chống rạn nứt da khi mang thai an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện cho bà bầu mà bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp trị rạn từ thiên nhiên đòi hỏi bạn cần phải kiên trì thì mới đạt được kết quả mong muốn. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rate this post

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *