Bà bầu bị rạn da màu đỏ khi mang thai là nỗi ám ảnh của nhiều chi em phụ nữ vì nó có thể để lại vết sẹo xấu sau khi sinh. Chính vì thế, mẹ luôn tìm kiếm những biến pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả để có thể hạn chế tối đa tình trạng này.
Rạn da màu đỏ là gì?
Rạn da đỏ là những vết rạn da mới xuất hiện ở giai đoạn đầu có màu đỏ, hồng, hoặc nâu sẫm.
Khi da bị kéo căng khiến lớp hạ bì dưới da bị rách và để lộ ra những mạch máu nằm phía dưới.
Màu sắc của những vết rạn màu đỏ chính là màu của những mạch máu dưới da này.
Nguyên nhân dẫn đến rạn da màu đỏ
Không phải bất kỳ phụ nữ nào trong giai đoạn mang thai cũng gặp phải hiện tượng rạn da. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do kết quả của việc Collagen và các lớp đàn hồi của lớp mô nằm dưới da bị phá vỡ. Phụ nữ mang thai tuổi càng cao thì mức độ rạn da càng lớn, do vậy, tuổi tác cũng được xem là một trong những nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng rạn da khi mang bầu.
Người mẹ mang đa thai cũng có thể là nguyên nhân gây rạn da bởi bụng to hơn, da phải giãn ra nhiều hơn để tạo không gian thoải mái cho em bé nằm trong bụng mẹ.
Ngoài ra, mẹ bầu bị rạn da khi mang thai còn có thể là do:
- Sự thay đổi hoocmon trong cơ thể
Thông thường, khi bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ thì tuyến nội tiết trong cơ thể người mẹ sẽ càng có những sự thay đổi rõ rệt, lúc này, thai nhi và nhau thai trong bụng sẽ tiết ra một lượng lớn progesterone và hoocmon estrogen để kích thích mạnh việc hình thành các phân tử tiền hắc tố melamin làm tăng sắc tố da. Cũng chính vì vậy mà các vết rạn da khi mang bầu hình thành và bắt đầu sẫm màu, một số mẹ còn xuất hiện các vết thâm nám.
- Do mẹ bầu tăng cân quá nhanh
Cấu tạo của da gồm 3 lớp: Ngoài cùng là lớp biểu bì, ở giữa là lớp bì và trong cùng là hạ bì. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể người mẹ sẽ tăng nhanh chóng khiến cho da bị kéo giãn trong thời gian dài và dần mất đi sự đàn hồi. Để giúp hạn chế rạn da thì mẹ hãy cố gắng kiểm soát cân năng khi mang thai, chỉ tăng ở mức độ vừa phải, khoảng từ 7-15kg trong suốt thai kỳ.
- Do cơ địa
Tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu mà mức độ và thời điểm xuất hiện các vết rạn da khi mang thai. Đối với những người có cấu trúc da bền vững thì sẽ ít bị rạn hơn, đặc biệt, rạn da cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền.
Tham khảo:
Rạn da đỏ có trị hết không? Cách trị rạn da màu đỏ
Trị rạn da sau sinh bằng nha đam có thực sự hiệu quả không?
Đối tượng nào dễ bị rạn da khi mang thai?
Thời điểm xuất hiện rạn da khi mang thai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, di truyền và mức độ tăng cân. Mặc dù là hiện tượng phổ biến, song không phải bất kỳ mẹ bầu nào cũng có nguy cơ bị rạn da khi mang thai. Điều này cũng lý giải vì sao rạn da có người bị, có người lại không.
Trên thực tế, những mẹ bầu có mẹ hoặc chị gái từng mang thai và bị rạn da sẽ có nguy cơ bị rạn da khi mang thai cao hơn những người khác. Đặc biệt, mẹ bầu mang thai khi đã nhiều tuổi hoặc quá ít tuổi (dưới 20 và trên 35) cũng sẽ có nguy cơ bị rạn da cao bởi các vùng da vẫn chưa hoàn thiện hoặc đã bị lão hóa dần. Những người đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì cũng sẽ có khả năng cao là khi mang thai cũng sẽ gặp lại tình trạng này.
Ngoài ra, trong thời gian mang thai, những mẹ có sự chăm soc da tốt, đảm bảo đủ dưỡng chất thì sẽ giúp da tăng độ đàn hồi và không bị rạn da khi mang thai.
Phương pháp phòng ngừa rạn da khi mang thai
Để tránh rạn da màu đỏ khi mang thai, những vết rạn da xấu xí có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp từ trong ra ngoài như sau:
Uống nhiều nước:
Độ mềm mại, đàn hồi của da phụ thuộc vào lượng nước mà bạn cung cấp cho da mỗi ngày. Nếu thường xuyên để cơ thể mất nước da sẽ khô, dẫn đến da bị lão hóa, cấu trúc dễ bị phá vỡ dẫn đến rạn da.
Hãy uống đủ nước mỗi ngày (1,5 – 2l), trong trường hợp làm việc ở môi trường đặc biệt (ngồi phòng điều hòa, làm ngoài trời…) bạn cần uống nhiều nước hơn (khoảng 3l).
Hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp:
Tăng cân quá nhanh khi mang bầu là một trong những nguyên nhân gây rạn da nghiêm trọng. Do đó, để cơ thể khỏe mạnh, bạn nên chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không dễ làm tăng cân quá nhanh như: rau xanh, hoa quả, ngũ cốc… tránh chọn thức ăn nhanh, đồ hộp bởi chúng làm mất cân bằng dinh dưỡng và khiến bạn tăng cân nhanh, nổi mụn nhọt khi mang thai.
Bổ sung collagen tự nhiên:
Khi xuất hiện rạn da màu đỏ khi mang thai, lượng collagen bị suy giảm, da sẽ dễ bị rạn nứt. hãy bổ sung các loại thực phẩm cung cấp collagen như: đậu nành, các loại trái cây màu đỏ (cà rốt, cà chua,…), dưa leo, omega 3…
Sử dụng các loại dầu thiên nhiên, dưỡng ẩm:
Dầu dừa hay dầu olive là một trong những loại tinh dầu thiên nhiên có thể phòng chống rạn da rất cao. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là thường gây ra nhờn dính khó chịu nên khiến nhiều chị em phụ nữ hạn chế sử dụng.
Dùng kem chống rạn da:
Kem chống rạn da là một trong những phương pháp đang được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn bởi vừa tiện lợi, vừa không tốn quá nhiều chi phí và cả thời gian. Tuy nhiên, các chị em cần tìm hiểu thông tin thật kỹ để tránh mua phải hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng loại kem này. Sử dụng kem dưỡng ẩm, giúp cung cấp độ ẩm cho da, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và các sợi nứt collagen, elastin.
Phía trên là những thông tin về vết rạn da màu đỏ mong rằng giúp bạn tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho sức khoẻ của bạn . Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua các thông tin bên dưới chúng tôi sẵn sàng tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn
Chi tiết xem thêm tại đây: