Trị rạn da sau sinh mổ là tình trạng những tổn thương lành tính tại lớp da trung bì và hạ bì dưới lực căng quá mức trong thời kỳ mang thai. Sau khi các chị em sinh con thì đa số các vết rạn vẫn còn đó và có thể chuyển từ máu đỏ tím sang màu trắng bên cạnh đó khu vực bị rạn da chủ yếu là vùng bụng, đùi, mông, ngực.
Rạn da sau sinh mổ tuy không gây đau đớn hay nguy hiểm nhưng triệu chứng này lại gây ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ và khiến người mẹ sau sinh tự ti.
Một vài lưu ý trước khi điều trị rạn da sau sinh mổ
Với các mẹ chọn phương thức sinh mổ thì ở bụng thường có vết sẹo khá lớn. Vì thế, việc điều trị rạn da sau sinh mổ cần hết sức cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng tối đa tới các vết sẹo, tuỳ vào kích thước của thai nhi thì vết mổ sẽ có độ dài tương ứng từ 11-15cm. Các vết mổ thường thấy ở ngay trên phần mu, đường dọc từ xương mu tới rốn hoặc xương chậu.
Bác sĩ khuyến cáo rằng các mẹ chỉ nên trị rạn da sau sinh mổ ít nhất là khoảng 6 tháng: để vết mổ có thể mau lành trước khi điều trị rạn và có thể làm mờ sẹo thì nên chú ý vệ sinh vết mổ thật cẩn thận. Nếu không muốn vết mổ hình thành sẹo lồi quá lớn thì các mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thật hợp lý. Các mẹ đang ở cữ thì cần tránh các loại thực phẩm không tốt như: đồ nếp, thịt bò, hải sản, rau muống… Mặt khác nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B, C để có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới.
Tham khảo:
Thẩm mỹ viện trị rạn da nào an toàn, uy tín
5 phương pháp trị rạn da bụng lâu năm hiệu quả, an toàn
Nguyên nhân dẫn đến rạn da sau sinh mổ
Tăng cân một cách quá nhanh: tăng cân quá nhanh là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rạn da sau sinh của các mẹ.
Khi mang thai, cân nặng và kích thước các bộ phần trên cơ thể người mẹ sẽ tăng lên nhanh chóng nên bề mặt da đột ngột bị kéo giãn và cũng chưa thích nghi kịp với tốc độ phát triển của cơ thể. Các sợi collagen và elastin dưới da sẽ dần bị đứt gãy, gây nên tình trạng rạn da khi mang thai.
Rạn do tính di truyền
Nếu trong gia đình có người bị rạn da từ khi còn nhỏ thì khả năng mẹ bị rạn sau sinh là khá cao, đây chính là yếu tố thuộc về di truyền và cấu trúc da bẩm sinh. Trên thực tế, có những người khi tuổi vẫn còn trẻ da đã xuất hiện những vết rạn trắng.
Độ tuổi mang thai
Độ tuổi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây rạn da sau sinh mà chị em cần lưu ý vì khi mang thai ở độ tuổi quá trẻ cộng thêm cấu trúc da chưa được ổn định thì những vết rạn sẽ rất dễ xuất hiện. Trong khi đó, nếu mang thai khi đã có tuổi thì da đã bị lão hoá, độ đàn hồi của da cũng sẽ kém hơn nhiều so với trước.
Da thường hay khô và thiếu dưỡng chất
Những chị em có làn da khô dễ bị rạn hơn so với da dầu do cấu trúc các sợi collagen và elastin rất yếu. Vì thế mà tốc độ lão hoá của da khô nhanh hơn so với da dầu. Thông thường, các mẹ chỉ chú ý chăm sóc da mặt mà vẫn hay bỏ qua việc dưỡng ẩm toàn thân mà vùng da bụng, da ngực, mông và đùi không có đủ độ ẩm cần thiết, độ đàn hồi của da sẽ kém hơn, dễ dẫn tới rạn da.
Ít vận động hay sinh hoạt
Những mẹ bầu tập thể dục một cách đều đặn trước và trong quá trình mang thai đều có tỷ lệ rạn da ít hơn so với người không luyện tập. Khi cơ thể chúng ts vận động thì máu được lưu thông một cách đều đặn, cơ và da được giãn nở liên tục, sẽ dễ dang thích ứng với việc cơ thể mẹ tăng cân. Mẹ bầu có thể dễ dàng lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng khi mang thai như yoga và đi bộ.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cụ thể vấn đề trị rạn da sau sinh mổ, đồng thời gợi ý thêm cho các chị em phụ nữ các cách cũng như giải pháp điều trị về việc chăm sóc giúp chị em khắc phục tình trạng rạn da và tìm lại làn da sáng khỏe. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề rạn da sau sinh, chị em nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được giải đáp.
Xem thông tin chi tiết: trị rạn sau sinh